Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

ĂN NÓI GÓI MỞ

  Học ăn, học nói, học gói, học mở theo nghĩa đen, đơn thuần, trong phạm vi hẹp là ăn như thế nào cho no, cho ngon, cho đúng phép tắc, lịch sự, văn minh; nói thế nào cho dễ nghe, cho người khác hiểu được ý mình, lễ phép, lễ độ, văn hoá...; gói là bao bọc lại, để bảo quản, gìn giữ hoặc vận chuyển món đồ, quà được an toàn, gọn gàng, khéo léo (đẹp); còn mở là sự bóc, tách, lột trần những thứ còn ẩn giấu bên trong ra ngoài sao cho nguyên lành, không để bị xâm hại, hao hụt, hư hỏng...

   Nhưng nếu xét theo nghĩa bóng, phức tạp, trong phạm vi rộng trước hết phải công nhận ông cha ta rất giỏi trong việc sử dụng ngôn ngữ pháp nhất là về câu đối: ăn đối với gói, nói đối với mở. Ăn từ ngoài vào thân, gói cũng để giữ lại cho mình tựa như gói ghém tâm tư; Nói  thì từ trong thân ra ngoài, mở cũng để từ trong xuất ra ngoài: mở lòng, mở cửa, mở đường. Nếu không để ý ta dễ lầm tưởng gói thường là gói quà để chuẩn bị cho việc gởi đi (cho) còn mở là khi ta được quà (nhận)... cái tinh tuý của ông cha ở chỗ đó. 

  Như vậy, ăn nói gói mở chính là quá trình trao đổi để duy trì sự tồn tại của con người và xã hội, là mối quan hệ phổ biến trong ngoài của một cơ thể và giữa cái tôi và cái ta... 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét