Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

ỦNG HỘ ĐỒNG NHẤT BKS

 Lái xe BKS xanh thường tự cho mình cái quyền được ưu tiên đi tắt đón đầu vì dẫu có sao cũng được  anh, em... lượng tình bỏ qua, quân ta cả mà.

 Nếu trên đường chỉ một màu BKS thì các xe sẽ xếp hàng tuần tự tiến, tránh được ách tắc giao thông? Và để bình đẳng khi tham gia giao thông hơn nữa cũng nên không phân biệt tỉnh này, tỉnh khác qua đầu số, thống nhất một đầu số duy nhất vì đầu số khác tỉnh thì thường được CSGT ưu tiên chăm sóc nhiều hơn. Và khi tham gia giao thông lái xe và cả người ngồi trên phương tiện chỉ được mặc quần áo chuyên dụng chung (vụ này có thiết kế riêng) kể cả lực lượng CA, QĐ... cũng vậy.
 (Nhân tiện cũng nên bình đẳng việc trang phục cho các lực lượng thống nhất luôn, không phân biệt đối xử giữa ngành này với nghề kia...)

 Tới đây, Chính phủ sẽ siết chặt lại việc quản lý xe công, chỉ còn rất ít chức danh được sử dụng. Số chức danh bậc trung (rất nhiều) sẽ phải tự túc việc đi lại, công tác... bằng việc khoán, chắc chắn bị hụt hẫng nếu vẫn tồn tại BKS khác màu nên việc đồng nhất màu BKS sẽ có giá trị tinh thần rất lớn trong việc "an quan". 
 Trước đây xe BKS xanh chẳng thấy tay đua nào sử dụng nay thì sẽ có thể. 
 Trước đây việc sử dụng xe công vào việc riêng như đi chùa, thăm thân, đi đám... sẽ ồn ào trên các báo nay cứ vô tư đi, và quan trọng hơn là sẽ đỡ hao giấy mực cho các toà soạn. 
 Trước đây, vì ngân sách địa phương eo hẹp một số cán bộ đã hy sinh (vì gia đình có điều kiện) tự sắm xe khủng phục vụ công tác sẽ bị báo chí xăm soi... nay sẽ được tín nhiệm cao.

 Bản thân cái BKS nó không có lỗi mà lỗi chỉ xảy ra khi người sử dụng nó và người có quyền điều hành, chi phối nó dung túng mỗi khi nó bị lợi dụng làm bậy.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Xe 3 số

 Người ta xài bảng số xe năm số từ năm 2012 rồi mà giờ này ông còn xài biển 3 số?
 Mới lấy biển 5 số mà?
 Ông ra coi lại biển số xe ông coi! Có 3 số là số 0 số 1 và số 9 à...
   ...?????!


Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

NHÀ MẶT TIỀN

 Nhà mặt tiền là những nhà nằm ở cạnh đường, nó chỉ cách đường khoảng từ 1 - 5m cái mà người ta gọi là lề đường. Và nhà mặt tiền thì thường chỉ tồn tại ở những nước kém, đang và không chịu phát triển. Nhà mặt tiền có giá trị bằng 5 -7 lần nhà "gáy hậu" vì: ngoài giá trị sử dụng để ở nó còn thuận tiện cho việc kinh doanh, buôn bán, văn phòng... hầm bà lằng và hệ lụy của nó là: chú ý xe ra vào thường xuyên... kéo đến KẸT XE. 

 Những nước phát triển hầu như không có khái niệm nhà mặt tiền vì họ có khu buôn bán, văn phòng... riêng không ảnh hưởng đến việc đi lại. Với triết lý "Đường là để đi". Nên ở các đô thị lớn mặc dù mật độ người đông nhưng với tầm nhìn và cách thức thực hiện đầy tính khoa học nên họ ít khi bị KẸT XE như ta.

 Trong lúc đợi xe điện ngầm, tàu lửa trên cao... để giải quyết vấn nạn này e rằng chúng ta phải từ bỏ khái niệm nhà mặt tiền. Dẫu biết rằng nó sẽ đụng chạm đến quyền lợi ích hợp pháp của rất nhiều cán bộ cấp cao nhưng vì lợi ích của quốc dân trước mắt và lâu dài thay vì kêu gọi họ học tập này nọ, chỉnh đốn này nọ... tôi cho rằng nên kêu gọi họ hy sinh phần nào lợi ích, góp phần giải quyết vấn nạn KẸT XE vì... rất nhiều thứ. 

  Để thực hiện vấn đề này, hiện tại ta có sổ hồng, sổ đỏ... là những sổ chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với thổ cư, thổ dưỡng... mà chưa có thổ thương nên việc chỉnh sửa, bổ sung cũng rất tiện. Và trước mắt chỉ cần ban hành ra cái quy định thổ cư thì chỉ để ở... muốn kinh doanh, mua bán, hội hè gi  gì đó thì xin mời đóng thêm thuế thổ thương. Vừa giải quyết được vấn đề KẸT XE... mà quan trọng lại giải quyết thêm được vấn đề NỢ CÔNG nữa. Mong ước thay!

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

GHÉT -> GIÀU = ?

    Xuất phát điểm thấp, chủ yếu từ nông nghiệp, nông thôn, còn bị ngoai bang xâm lược, bóc lột, phần đông đều nghèo nên dân tộc ta gắn chặt với tính đố kỵ, ghét giàu, thù giỏi...?

    Từ thuở ấu thơ trong chúng ta ai ai cũng đều đã được nghe các truyện cổ tích, ca dao... từ ông bà cha mẹ... mà chung quy lại chuyện nào cũng có tên nhà giàu xấu xí, độc ác, keo kiệt... đối trọng lại nhân vật điển hình thường là học trò, tiều phu, nông phu... nghèo nhưng tốt bụng. Từ đó, trong chúng ta ai ai cũng thương cảnh nghèo khó và ghét kẻ giàu sang. Cái văn hoá ấy nó cứ như là cái thước đo chuẩn mực đạo đức... mỗi khi thấy cảnh xung đột xưa diễn lại: Xe đẹp đụng xe đạp => xe đẹp lỗi; Người giàu oánh người nghèo => người nghèo đúng và người nghèo được bênh vực, hỗ trợ pháp lý miễn phí, đôi khi còn được quyên góp ủng hộ hàng tỷ đồng...

 Chính vì lẽ đó ngày nay cứ nhìn vào gia cảnh thấy nhà giàu là ta lại chợt nghĩ chắc thằng này tham nhũng, hối lộ lắm nè đối với quan chức và chắc nó gian lận lừa đảo nè đối với thương gia... 
  Và lâu lâu CQCA và công luận lại phanh phui, khởi tố nhà giàu đúng những cái tội danh mà người đời đã suy nghĩ, gán ghép cho họ xưa trước, quả là "khai hồi"....! => GHÉT GIÀU LÀ ĐÚNG!


Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Thủ tục bắt người trong BLTTHS

Thủ tục là những việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định, để tiến hành một công việc có tính chất chính thức.

Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người. Tùy đối tượng bị bắt, cũng như tùy giai đoạn tố tụng mà thủ tục và thẩm quyền ra lệnh bắt sẽ khác nhau. Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định các trường hợp bắt người như sau:

1. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

- Đối tượng áp dụng:

+) Bị can: là người đã bị khởi tố về hình sự

+) Bị cáo: là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử

- Người có thẩm quyền ra lệnh bắt:

+) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;

+) Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;

+) Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;

+) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

- Thủ tục bắt:

+) Việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải có người chứng kiến: Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

+) Việc bắt bị can, bị cáo phải có lệnh bắt. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu. Trước khi bắt, người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt.

+) Lập biên bản về việc bắt. Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt. Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.

Không được bắt bị can, bị cáo để tạm giam vào ban đêm (từ 22 giờ đến 6 giờ) trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

2. Trình tự, thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp

Biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp khẩn cấp quy định tại Điều 81 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2004.

Việc bắt người phải được thực hiện theo đúng căn cứ, trình tự, thủ tục của pháp luật.

* Căn cứ:

Chỉ được bắt khẩn cấp trong các trường hợp sau đây:

a) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

c) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.

* Thẩm quyền:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

b) Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;

c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

* Trình tự, thủ tục bắt khẩn cấp

Nội dung lệnh bắt và việc thi hành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 80, Điều 84, Điều 85 của Bộ luật Tố tụng hình sự:

- Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.

- Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.

- Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt.

- Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.

- Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

- Người ra lệnh bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu việc thông báo cản trở quá trình điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh bắt phải thông báo ngay.

3. Trình tự, thủ tục tạm giữ người trong trường hợp bắt người khẩn cấp

Trong trường hợp bắt người khẩn cấp có thể áp dụng biện pháp tạm giữ quy định tại Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Những người sau đây có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
b) Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này. Việc thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật này.

Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.
Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều này phải giải ngay người bị giữ kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận người bị giữ, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.
Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

Hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp gồm:
a) Văn bản đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
b) Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ;
c) Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp;
d) Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
đ) Chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên phải trực tiếp gặp, hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp do Kiểm sát viên lập phải đưa vào hồ sơ vụ việc, vụ án.
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Trường hợp Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì người đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra đã nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải trả tự do ngay cho người bị giữ.

4. Bắt người phạm tội quả tang(điều 111)

* Căn cứ bắt: Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
* Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
* Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

5. Bắt người đang bị truy nã(điều 112)

* Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
* Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
* Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

6. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam (đ 113)

Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

Những việc cần làm ngay sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt:
- Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.
- Sau khi lấy lời khai người bị bắt theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho Cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận người bị bắt. Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã.
Trường hợp cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết; nếu đã hết thời hạn tạm giữ mà cơ quan ra quyết định truy nã vẫn chưa đến nhận thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt gia hạn tạm giữ và gửi ngay quyết định gia hạn tạm giữ kèm theo tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn.
Trường hợp không thể đến nhận ngay người bị bắt thì cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn cho Cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Sau khi nhận được lệnh tạm giam, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải giải ngay người đó đến Trại tạm giam nơi gần nhất.
- Trường hợp người bị bắt có nhiều quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt chuyển giao người bị bắt cho cơ quan đã ra quyết định truy nã nơi gần nhất.

Biên bản về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, biên bản bắt người
- Người thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, thi hành lệnh hoặc quyết định bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.
Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm giữ, bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tài liệu, đồ vật bị tạm giữ, tình trạng sức khỏe và ý kiến, khiếu nại của người bị giữ, người bị bắt và các nội dung quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Biên bản được đọc cho người bị giữ, người bị bắt và người chứng kiến nghe. Người bị giữ, người bị bắt, người thi hành lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt và người chứng kiến cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.
Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật của người bị giữ, người bị bắt phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.
- Khi giao, nhận người bị giữ, người bị bắt phải lập biên bản.
Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, biên bản giao nhận còn phải ghi rõ việc bàn giao biên bản lấy lời khai, tài liệu, đồ vật đã thu thập được, tình trạng sức khoẻ của người bị giữ, người bị bắt và những tình tiết xảy ra khi giao nhận. Điều

* Thông báo về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người
Sau khi giữ người, bắt người, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người phải thông báo ngay cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, bị bắt phải thông báo cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết; trường hợp người bị giữ, người bị bắt là công dân nước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ, bị bắt.
Nếu việc thông báo cản trở truy bắt đối tượng khác hoặc cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt phải thông báo ngay.
 
Lưu ý:

* Văn bản tố tụng ghi rõ:
a) Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;
b) Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;
c) Nội dung của văn bản tố tụng;
d) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu. Điều

* Biên bản:
a) Khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất.
Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.
b) Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.
Trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.
Trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến.
Trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.

* Tính thời hạn
a) Thời hạn mà Bộ luật này quy định được tính theo giờ, ngày, tháng, năm. Đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
Khi tính thời hạn theo ngày thì thời hạn sẽ hết vào lúc 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn.
Khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau; nếu tháng đó không có ngày trùng thì thời hạn hết vào ngày cuối cùng của tháng đó; nếu thời hạn hếtvào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của thời hạn.
Khi tính thời hạn tạm giữ, tạm giam thì thời hạn hết vào ngày kết thúc thời hạn được ghi trong lệnh, quyết định. Nếu thời hạn được tính bằng tháng thì 01 tháng được tính là 30 ngày.
b) Trường hợp có đơn hoặc giấy tờ gửi qua dịch vụ bưu chính thì thời hạn được tính theo dấu bưu chính nơi gửi. Nếu có đơn hoặc giấy tờ gửi qua cơ sở giam giữ thì thời hạn được tính từ ngày Trưởng Nhà tạm giữ, Trưởng Buồng tạm giữ thuộc Đồn biên phòng, Giám thị Trại tạm giam, Giám thị Trại giam nhận đơn hoặc giấy tờ đó.

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Trộm, cướp... và trách nhiệm của CAND

Trộm, cắp, cướp... là hành vi chiếm đoạt cái không phải của mình, nó có trước khi có xã hội loài người, như: chuột, mèo, cọp, kền kền, khỉ... vẫn rình mò, lén lút, công nhiên... chiếm đoạt thức ăn của thú khác.

Loài thú cũng có những chiêu để đối phó với nạn này như giấu thức ăn trên cây cao (beo), đào lỗ, hang, làm tổ (kiến, chim, chuột...) nhưng dù phương thức của chúng có cao siêu đến đâu thì nạn trộm, cướp vẫn tồn tại đến ngày nay.

Là động vật bậc cao nên ngoài thức ăn con người còn trộm, cướp nhiều thứ:
Thời gian: là vàng nên 8h vàng thường xuyên bị mất cắp trong các cơ quan, công sở và hầu như trong mỗi CBCNV đều là những tên trộm tài năng.
Tri thức: rất nhiều phần mềm, phim ảnh, đĩa nhạc... được chúng ta xài một cách vô tư mà chẳng cần quan tâm đến bản quyền
  Không gian: rất nhiều lòng lề đường bị chiếm để kinh doanh, buôn bán và rất nhiều chung cư bị cơi nới bằng các chuồng cu.
.... còn nhiều, nhiều nữa như hồi bé có mấy ai không trèo cây trộm trái?

Rất nhiều vụ trộm vặt mà người thực hiện chủ yếu để thỏa mãn cái tôi của bản thân vì họ và gia đình họ đã rất giàu có.

Ở XH nào, CĐ nào cũng có trộm cướp vì sự tồn tại của nó là một tất yếu khách quan. XH càng nghèo, khó, pháp luật vô nghiêm thì trộm, cướp... càng đông.

Để giải quyết tận gốc vấn đề này đâu phải của riêng lực lượng CA. Và LLCA cũng chỉ giải quyết được phần ngọn, sau khi trộm, cướp... đã xảy ra.

=> Do vậy, không nên quy hết trách nhiệm cho LLCA tội họ lắm.

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

HÀNG RONG, CHÍNH QUYỀN VÀ THÁNH BÁ

 Hàng rong, vẫn ngang nhiên tồn tại ở hầu hết mọi hang cùng ngõ hẻm trên đất nước ta trừ Đà Nẵng. Một gánh hàng rong có thể nuôi sống và dung dưỡng một vài sinh viên tài năng, thành đạt nhưng đa phần thế hệ sau cũng chỉ vẫn bước theo sau gánh hàng... rong. Tâm lý tiểu nông bám rễ ăn sâu khó bỏ chỉ vì tiện, vì tự do, vì làm biếng...
 Thánh Bá rất có lý và được đồng thuận cao trong xã hội khi dọn dẹp sạch sẽ Đà Nẵng không còn hàng rong, ăn xin, đánh giày, vé số... để trở thành Thành phố đáng sống nhất Việt Nam với Triết xã trị:"không vì một bộ phận nhỏ người nhớt nhác gây ảnh hưởng toàn bộ cộng đồng" và cũng chẳng có trộm, cướp, tệ nạn... phát sinh sau khi dọn dẹp (có lẽ họ chạy đến các thành phố khác rong tiếp).
 CQ mà đại diện là anh CA (chỉ Thượng sĩ thôi) được giao nhiệm vụ lập lại trật tự lòng lề đường gặp hàng rong, lúc đầu hàng rong chỉ là người vi phạm hành chính Anh CA đã dùng biện pháp hành chính yêu cầu xuống phương tiện (không thể gọi là xe vì chẳng biết nó là xe gì?) và mang hàng rong về phường giải quyết (rất đúng quy trình). Nhưng, hàng rong không chấp hành và biểu hiện thái độ chống đối (không xuống, gạt tay Anh CA) lúc này hành vi của hàng rong đã có diễn biến phức tạp... áp điều 257 BLHS 1999 hoặc 330 BLHS 2015: Tội chống người thi hành công vụ, người nào dùng vũ lực đe doạ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác... hàng rong có hành vi vi phạm pháp luật, lúc này Anh CA có quyền trấn áp. Nên nhớ Anh CA vẫn là người đại diện cho CQ, hành vi của hàng rong chống Anh CA là chống CQ. Sau khi bị đánh ngã, nằm chút thấy kỳ hàng rong định ngồi dậy nhưng có bàn tay đè lại và ai đó bảo cứ nằm im. Và, hàng rong lại tiếp tục nằm im thật...?!
 Hôm nay, hàng rong tươi cười ra viện, mà đáng ra bị can hàng rong này phải được lấy lời khai và các thủ tục cần thiết khác để sớm trở thành bị cáo.
 Nhưng, thực tế ngược... Anh CA thì bị đình chỉ và phải oằn mình đi xin lỗi vì cái gì...?
 Dư luận xấu xa hay báo chí thời thị trường?

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

Người và việc

Người phải đc bố trí đúng ngành, nghề, trình độ, hoàn cảnh.... Sai?!
Nạn rạch túi, móc va ly ở sân bay...??
Nếu đúng ra việc thì bốc vác, vận chuyển hành lý cho khách là lao động phổ thông, kg cần trình độ... nên chỉ dành cho cu ly. Mà đã là cu ly thì có việc làm trong sân bay là oách rồi, cha thằng nào dám vi phạm và vì khi có sai phạm thì ngay lập tức bị người có thẩm quyền đuổi thẳng cổ, tuyển thằng khác. Còn ở ta lại do COCC đảm trách, có trình đủ cả và xài xiền cũng rất biết cách nên... HK vẫn cứ bị khoét...

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

TINH THẦN VIỆT VS NHẬT

 Nhật thành công trong công cuộc xây dựng đất nước, từ đống tro tàn trở thành Quốc gia hàng đầu trên thế giới chỉ tốn khoảng 30 năm, với nhiều lý do. Trong đó, theo tôi có một lý do rất quan trọng đó chính là "Tinh thần". Tinh thần Nhật bản, Samurai bao gồm: Trung, Dũng, Lễ, Trí, Tín... Đặc thù của văn hoá phương Đông mà Việt Nam cũng có.

 Một dũng sĩ Samurai sẵn sàng trưng bày lòng trung thành của mình ra ngoài cho mọi người xem bằng cách tự rạch bụng lòi phèo, khi kg hoàn thành nhiệm vụ hoặc thất tín... Trong chiến tranh, chiến sĩ ta cũng sẵn sàng lấy thân mình lấp lỗ châu mai, ôm bom Ba càng xông vào lòng địch... Ta cũng đâu thua gì? vì dân tộc ta có lòng yêu nước nồng nàn... Tuy nhiên, trong thời bình lý tưởng xây dựng Tổ quốc trở thành một Quốc gia hùng mạnh thì ở Nhật còn còn ta lại bị mai một rồi mất đi. Rất nhiều du học sinh của ta ở lại nước sở tại làm việc. Nếu du học sinh Nhật cũng ở lại như ta thì chắc cũng chẳng có nước Nhật như ngày nay.

 Vậy cái gì đã tạo ra sự khác biệt giữa tinh thần Việt vs Nhật?

 Tinh thần dân tộc do Tồn tại XH quyết định, bao gồm 3 yếu tố: Dân số, Địa lý và PTSX. Hai yếu tố Dân số và Địa lý thì ta ngang bằng và hơn Nhật. Thời Pháp thuộc Việt Nam đc đánh giá có trí thông minh ngang Nhật bản. Vậy chỉ còn yếu tố PTSX, bao gồm: QHSX và LLSX. LLSX gồm: TLSX và người lao động, là toàn bộ năng lực sản xuất ra của cải vật chất cho XH trong một thời kỳ nhất định, cái này ta cũng ngang Nhật luôn.
 Vậy chỉ là QHSX, bao gồm 3 yếu tố: QHSH về TLSX, QH trong tổ chức, quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối sản phẩm. Mà người ta thường gọi nó là "Cơ chế"...
    
 Lưu ý: mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng nhìn người để ngẫm đến ta âu cũng là một cách để giải quyết vấn đề./.